Nguyễn Chí Vinh - Tên Việt gian số 1 thờ Tầu (hot)

    
Giới thiệu về tên lưu manh Nguyễn Chí Vịnh

Một tên lưu manh, tham nhũng, tội phạm, trong 10 năm, từ một trợ lý kiêm chủ quán cháo lòng tiết canh, nhẩy lên Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo quân đội. Từ một thượng uý chủ quán cháo lòng, sống rách nát, sau 5 năm đã trở thành một triệu phú đô-la và bây giờ thực chất là một ông chủ kinh doanh cả kinh tế lẫn chính trị trên lưng Nhà nước với nhiều tham vọng và nhiều thủ đoạn mới để tiến thân hòng làm nguyên thủ quốc gia.
Bản chất lưu manh:
Từ lưu manh trộm cắp đến lưu manh kinh tế-chính trị làm đường tiến thân. Từ một học viên đang học tại Học viện kỹ thuật quân sự, nhiều lần trộm cắp trong Học viện, rồi một lần bị bắt quả tang phá mái nhà kho chui vào ăn cắp quân trang của Học viện, mặc dù biết là con của ông Nguyễn Chí Thanh nhưng Học viện vẫn phải đuổi học. Sau đó, nhờ uy tín của gia đình, Vịnh xin được vào học trường sĩ quan Thông tin, học không được, rồi xin vào Bộ tư lệnh Thông tin làm việc một vài tháng rồi về Cục 2 công tác.
Sau 4 năm làm trợ lý, loay hoay mở quán cháo lòng không thu hút được khách, cuối năm 1989 nhờ sự giúp đỡ tích cực của người anh rể là Lê Việt Bắc (thư ký ông Đào Đình Luyện) và hội G7 (1) cho ra đời Công ty du lịch, dịch vụ và thương mại (TOSECO) do Vịnh làm Giám đốc. Cương lĩnh đầu tiên của Vịnh với cấp dưới thuộc quyền và thân bằng cố hữu là: “Phải bằng mọi cách kiếm được nhiều tiền, bỏ túi được nhiều cán bộ cấp cao để dễ bề thao túng”. Cương lĩnh này đã thực hiện được bằng cách:
I. Kiếm tiền thông qua danh nghĩa tập thể:
Lấy danh nghĩa công ty TOSECO gấp rút xin đất, xin nhà với danh nghĩa làm bình phong cho hoạt động nghiệp vụ, làm nhà ở cho cán bộ. Sau khi xin đất, nhà... Vịnh chia ra các lĩnh vực sau đây:
a) Mở Công ty liên doanh như khu biệt thự quận 10, khu cao ốc Hồ Tây, nhà hàng bia ôm trong khu triển lãm Giảng Võ mang tên "Quê Hương", đồng thời cho thành lập Công ty xây dựng và thương mại Hồng Bàng ở phía Bắc và Công ty HB ở miền Nam. Hai Công ty xây dựng và thương mại do con trai và con rể của ông Vũ Chính (bố vợ Vịnh, Tổng cục trưởng TC 2) làm giám đốc. Vốn của 2 Công ty này đều huy động trong nội, ngoại vợ chồng Vịnh và nhóm G7 như ông Ngọc, ông Kháng, ông Trung, ông Nhu, ông Bắc, ông Hoàng Dũng, ông Phùng Hưng ở Văn phòng Bộ Quốc phòng và Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu và một số quan chức thân tín khác đứng ra để góp vốn liên doanh hoặc trực tiếp nhận xây dựng các công trình đặc biệt của Bộ quốc phòng không phải đấu thầu thiết kế dự toán, tất cả đều được thông qua phạm vi hẹp thanh toán quyết toán bằng cách dùng mọi sức ép từ những vụ đặc biệt của cơ quan Văn phòng Bộ Quốc phòng và Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu để chấp nhận giá mà Hồng Bàng và HB đề nghị. Riêng việc này và gia đình đã thu được:
- Các khoản tiền đền bù đối tác liên doanh, tiền lời xây dựng công trình.
- Các khoản lời từ liên doanh rút ra làm nghiệp vụ.
Một điểm đáng chú ý là sau khi chiếm đoạt tiền hoa hồng và đền bù từ liên doanh biệt thự quận 10, phó Giám đốc TOSECO là Đào Quang Thép bị loại vì thắc mắc trong ăn chia.
b) Bằng nhiều lần thủ đoạn chiếm đoạt các khu nhà của các đơn vị và lấy cớ để kinh doanh nghiệp vụ.
Đầu tiên là lừa ông Hoàng Hữu Thái, Tư lệnh hải quân khu nhà 1A công trường Mê Linh Sài Gòn để liên doanh. Sau khi hải quân đồng ý thì Vịnh và G7 lập luận hải quân không cần kinh doanh và đề nghị Bộ quyết định chuyển cho TC2 (Tổng cục 2) làm nghiệp vụ. Thế là hải quân cay đắng mất đất. Đến giờ này trung tướng Hoàng Hữu Thái, nguyên tư lệnh hải quân vẫn phàn nàn lỗi lầm của mình là đầu hai thứ tóc mà bị Vịnh lừa. Được đất rồi, Vịnh xin ngân sách quốc phòng giao công ty HB xây dựng làm trung tâm thương mại quốc tế rồi cho thuê lấy tiền. Lại một lần nữa gia đình Vịnh thu được khoản tiền khổng lồ từ việc này. Quân khu 7 mất luôn nhà 51 Trương Quốc Dung và một số khu vực khác ở Biên Hoà, Vũng Tàu. Cục đối ngoại mất khu 45 đường Trường Chinh và nhà khách Liễu Giai, Tổng cục chính trị mất nhà khách 14A Lý Nam Đế, nhà nghỉ Đồ Sơn, Quân chủng phòng quân mất bãi pháo hồ Trúc Bạch, quân khu 5, quân khu 3 đều mất những khu vực quan trọng. Hà Nội mất hàng ngàn m2 trong triển lãm Giảng Võ, sàn nhẩy Queen Bee Láng Hạ. Đáng chú ý là điểm ăn chơi đó rất lãi mà nhà nước không thu được bao nhiêu, biến thành những điểm tiêu cực của xã hội. Các vũ nữ đẹp đều được hiến cho Bắc (anh rể Vịnh) và G7. Sau đó còn có cô được lấy về làm giám đốc nhà khách 14A Lý Nam Đế hiện nay. Không một ngày cống hiến cho cách mạng mà cô ta nghiễm nhiên có xe con mang biển số 80B (biển của Trung ương) phục vụ riêng, có quân hàm thiếu tá, nhà nghỉ của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị tại Đồ Sơn, nhà khách TOSECO ở Vũng Tàu đều trở thành nhà chứa cho người thân của Vịnh đến lúc không có khách thì kinh doanh vì đó là TC2 thì có sai phạm gì đều lấy lý do nghiệp vụ để giải quyết. Các khu nhà đẹp đó, Vịnh và G7 đều xin được ngân sách quốc phòng cấp để cải tạo, xây mới và đều giao Hồng Bàng và HB xây dựng. Như vậy, Vịnh và gia đình lại một lần nữa thu tiền qua xây dựng công trình và kinh doanh nghiệp vụ với các hình thức mở các tụ điểm chơi bời cho các quan chức nhà nước, tiền lãi cổ phần. Các phương tiện, nội thất trang bị rất hiện đại
c) Đối với đất xin nhà ở cán bộ, Vịnh cấp cho cán bộ khá chu toàn nhưng những khu đẹp như đường Trường Sơn, đường Sư Vạn Hạnh đều chia cho những G7 đã có công như ông Nhu (thư ký ông Khuê) ông Bắc (thư ký ông Luyện, anh rể), ông Kháng ở Văn phòng Bộ Quốc phòng... Ở đây Vịnh không thu tiền nhưng dùng chính sách thưởng cho G7 để làm mối ràng buộc để ép những việc khác đặc biệt là Kháng. Nhu và Hồ Sỹ Hậu đã trình Bộ trưởng ký cấp cho Vịnh tất cả trên 40 xe con xịn các loại để hoạt động đi lại và kinh doanh. Thực tế đội xe con chở khách của Vịnh đóng ở Thụy Khuê hoạt động rất mạnh.
Như vậy, xem từ các mục a, b, c nêu trên chỉ có ban kiểm tra đặc biệt của TW mới có thể kiểm kê được trong 10 năm qua Vịnh đã bày trò chiếm nhà đất được bao nhiêu chỗ. Hiệu quả cho nhà nước và nghiệp vụ, cho Đảng được những gì ?
II- Kiếm tiền qua những hợp đồng thương mại.
Với lý do TOSECO có chức năng thương mại nên từ khi có ngân sách đặc biệt, Vịnh đã ký nhiều hợp đồng mua máy bay, tàu thuỷ, phụ tùng cho phòng không, không quân, thiết giáp, đóng tàu trên 300 triệu đô-la với cơ chế G7 thao túng. Thủ trưởng Bộ buộc cho phép TOSECO được hưởng hai chữ "bí mật" nên không cần đấu thầu. Mỗi chuyến hàng chở từ Nga về đến sân bay, Vịnh đều cho xe bọc kín ra lấy hàng và đi cửa sau, không qua bất kỳ một cửa kiểm soát nào. Với số tiền này, chúng khôn khéo bỏ túi tất cả các cấp lãnh đạo và bịt kín tất cả những chuyện chúng làm hại quốc phòng và gây thiệt hại nhiều trăm triệu đô-la của nhà nước như thế nào.
Không có hợp đồng thẩm định các hợp đồng cho nên mua thì rất đắt (người môi giới ở SNG đều là chân tay của Vịnh), chất lượng kém. Ví dụ như mua SU27 thì báo công với Bộ là rẻ hơn Trung Quốc mua, nhưng thực tế lừa Bộ ở chỗ phía Trung Quốc mua là mua SU27 đánh biển, giá TOSECO mua là SU27 đánh không. Tai hại hơn khi diễn tập ở biển đưa loại SU27 này ra biểu diễn thì mới rơi ngay xuống biển gây mất của, chết người. Một thí dụ khác là mua tàu, thiết bị vật tư đóng tàu, thiết bị sửa chữa máy tàu đều mua đắt, thiết bị cũ mà không phải chịu trách nhiệm trước cảnh sau gần 10 năm mà tàu chiến vẫn chưa ra tàu, nhà máy vẫn chưa ra nhà máy. Trung ương cứ đến nhà máy X50, X51 Ba Son của Hải quân Tổng cục kỹ thuật, Tổng cục công nghiệp quốc phòng và kinh tế, các quân binh chủng để tìm hiểu về vấn đề này thì rõ. Đặc biệt dây chuyền X50, tư lệnh hải quân Mai Xuân Vinh kiên quyết không cho nghiệm thu, nhưng sau nhiều lần Vịnh dùng Bộ ép nên vẫn phải nghiệm thu.
Như vậy, Vịnh và cộng sự đã kiếm được hàng chục triệu đô là tiền môi giới, hoa hồng lại quả (qua cộng sự), tiền chi phí vênh khi thực hiện hợp đồng theo cơ chế nghiệp vụ mà không ai sờ đến.
Sau khi cơ chế của Bộ chặt hơn thì Vịnh chuyển ngay ra kiếm tiền "Chinh tắc" hơn là việc thành lập hệ thống tình báo công nghệ: Cục tình báo công nghệ, Trung tâm B5, Công ty SECOTEX (với danh nghĩa của Tổng cục công nghiệp quốc phòng và kinh tế), Công ty HITACO (với danh nghĩa là Tổng cục kỹ thuật) và xin được hàng ngàn m2 đất và đang xúc tiến xây dựng dự án xin nhà nước đầu tư khu công nghệ cao thông qua Vụ Khoa giáo Văn phòng chính phủ (theo sự chỉ đạo trực tiếp của Đoàn Mạnh Giao). Các Công ty trung tâm nói trên đều được nhà nước bao cấp toàn bộ, nhưng hầu như giành tư cách ký kết các hợp đồng nhập ngoại để đầu tư cho khối bảo đảm kỹ thuật và công nghiệp quốc phòng.
Ngoài các Công ty nói trên, Vịnh đã chỉ đạo bố vợ là Vũ Chính cho phép mỗi Cục trong TC 2 thành lập ít nhất một Công ty bình phong làm công việc dân sự để lấy người, phương tiện của quân đội kinh doanh thương mại, tập hợp một số thành phần lao động xuất khẩu ở nước ngoài để làm đại diện cho Vịnh, hoặc thành lập Công ty bình phong ở nước ngoài lấy ngân sách nhà nước trang bị cho quốc phòng nhằm phục vụ tìm kiếm đối tác phục vụ cho những hợp đồng thương mại nói trên. Thử hỏi trong 6 năm qua ngân sách Nhà nước đã chi cho chương trình tình báo công nghệ hàng trăm tỷ đồng nhưng chưa thu lại kết quả gì về công nghệ cho quân đội để áp dụng vào sửa chữa và sản xuất trang bị. Người đứng đầu ngành tình báo công nghệ hiện nay là Hùng, một cộng sự tin cẩn nhất của Vịnh từ lúc còn cùng ở Công ty TOSECO. Ở TC 2 hiện nay có hai người giàu nhất, triệu phú đô-la, là Vịnh và Hùng, nhờ kiếm được nhiều tiền trên những hợp đồng mua sắm của Bộ Quốc phòng.
III- Bỏ túi cán bộ của Đảng và quân đội như thế nào ?
Ngay khi thành lập TOSECO, người được Vịnh cử làm Phó Giám đốc thường trực phía Bắc là Tấn (em của Đặng Kháng - Trưởng phòng tổng hợp của Văn phòng Bộ Quốc phòng, Kháng là một trong những nhân vật trụ cột của G7) thuê có văn phát triển cho Công ty là Bắc (anh vợ Vịnh -thư ký ông Đào Đình Luyện) với mức lương 500 USD/tháng dưới danh nghĩa thuê 1 phòng nhà ở của Bắc làm đại diện, cử cháu ông Đào Đình Luyện là Đào Quang Dũng làm Tổng đại diện ở Moscow cặp bồ với Thị Phương (vợ của một cán bộ cao cấp của TC2) tại Sanh Pê-tec-bua để làm hậu thuẫn dung nạp thêm các cộng sự đang là lao động xuất khẩu để kiếm hàng. Sau đó lần lượt đưa con ông cháu cha về Công ty như con của Văn Phác, Hà Thị Quế, Đỗ Đức, Cao Tiến Phiêm...
Sau khi có tiền, có phương tiện và tư cách đầy đủ về nghiệp vụ, Vịnh đã bỏ túi bằng gái, bằng tiền, bằng nhậu, bằng những đêm nhất dạ đế vương mà điển hình là các tướng lĩnh ở những vị trí quan trọng có thể giúp Vịnh được nhiều việc như Lê Khả Phiêu, Lê Văn Hân (Cục trưởng Cục cán bộ), Đoàn Mạnh Giao (Văn phòng Chính phủ), Dương Đàm (Cục trưởng Cục quân lực), Hoàng Dũng (Chánh văn phòng Bộ Tổng tham mưu), Nguyễn Hữu Cảng (Cục trưởng Cục Tài chính)... cộng với sự chiều chuộng vô biên cho hội G7 như Sáu Ngọc, Hồ Sỹ Hậu, Đặng Kháng, Quang Trung, Việt Bắc, Nhu, Phùng Hưng và một số chuyên viên quan trọng khác. Chúng ta thử đánh dấu hỏi tại sao chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Khả Phiêu đã dễ dàng nhường cho các khu nhà khách quan trọng cho Vịnh kinh doanh ? Tại sao lại đưa một cô ca ve về làm giám đốc nhà khách 14A Lý Nam Đế, cho đeo lon thiếu tá và lại thân thiết Lê Khả Phiêu và Lê Văn Hân hơn mọi người bình thường khác.
Bằng mê hồn trận, tuyển con cháu họ hàng của những nhân vật quan trọng, dùng tiền, dùng gái, Vịnh đã bỏ túi được nhiều cán bộ cao cấp, đã thành công mỹ mãn về kinh tế và công danh chính trị. Vừa là triệu phú đô-la, vừa được môĩ năm thăng một cấp quân hàm. Mỗi năm lên mỗi chức vụ. Xây dựng được một hệ thống đàn em với các tụ điểm nhảy đầm, bia ôm, gái điếm "bình phong", được các Công ty trong và ngoài nước cống nạp đều đặn. Tính ra Vịnh đã có 7 cơ ngơi riêng ở khắp đất nước đứng tên khác nhau với đơn giá xây dựng bình quân 4 triệu đồng/m2. Vợ của Vịnh ngày ngày tự lái xe con xịn đi làm, lúc nào cũng ăn mặc đeo kính đen trông như một minh tinh màn bạc cỡ thế giới mà bên Hồng Kông ai cũng biết và phải gờm. Khi Vịnh lên Tổng Cục phó đã mua ngay trên 2000 m2 đất Thụy Phương (phía nam cầu Thăng Long) để làm dinh thự. Trong khi đó có biết bao nhiêu chiến sĩ anh hùng hoạt động cống hiến suốt đời cho ngành tình báo dù có còn sống có công cũng chưa bao giờ được đặc cách đề bạt vượt cấp, vượt chức và có một cuộc sống để vương như Vịnh.
Sau khi có chức có quyền Vịnh muốn thoả mãn giấc mộng làm nguyên thủ quốc gia, ngoài việc tổ chức ghi âm quay phim khi chiêu đãi các Xếp, Vịnh nghĩ ra trò nghe trộm điện thoại của tất cả các quan chức quan trọng thuộc các tỉnh thành, quận đội từ trung ương để thực hiện thủ đoạn cao nhất của lưu manh chính trị. Khi Phạm Thanh Ngân và Lê Khả Phiêu đã bị Vịnh đút túi dễ dàng nghe theo và quyết định việc này, mọi công tác tổ chức thực hiện đều do Vịnh trực tiếp tiến hành. Nếu không sớm chấm dứt được việc này thì tương lai của các nguyên thủ quốc gia cũng bị bỏ túi, kết cục của Việt Nam là Đảng, chính quyền đều bị Vịnh thao túng lũng đoạn thông qua hệ thống tình báo quân đội do Vịnh đứng đầu.
IV- Tại sao trong 10 năm Vịnh làm được nhiều chuyện lớn như vậy ?
1- Nhờ bản chất lưu manh và nhiều thủ đoạn
2- Nhờ có G7 và khi G7 bị Bộ Quốc phòng phân hoá thì Vịnh đã tụ tập dàn xếp động viên G7 (kể cả anh rể Vịnh là Bắc bị rời khỏi Bộ Quốc phòng) là hãy biết chấp nhận và chơi bời. Nếu Vịnh can thiệp giúp đỡ thì cả thuyền sẽ bị chìm và chết tất cả. Vịnh hứa sẽ đảm đương việc khôi phục lại G7 mạnh hơn, ví dụ: thay cho tướng Hoàng Dũng thì phải biết xây dựng và sử dụng tướng Cao Tiến Phiêm thay Đặng Kháng thì xây dựng Võ Mai Nhẫn... Kết quả là Phiêm đã vì triển vọng của một đứa con mà ra sức giúp Vịnh được nhiều việc hơn trước mà đặc biệt là thành công trong lĩnh vực ma-phia về chính trị. Khi Vịnh lên Tổng cục trưởng TC 2 thì đã bàn với Cao Tiến Phiêm đưa Trung, Kháng, trở về những vị trí quan trọng ở cơ quan Bộ Quốc phòng để vừa thể hiện ân nghĩa của mình với các đàn anh, vừa có những đệ tử trung thành trong chương trình lưu manh chính trị của Vịnh.
3- Nhờ có bố vợ là Tổng cục trưởng TC2 ở TC2. Hiện nay người ta đều có bình luận chung rằng: Không có Vũ Chính thì không có Chí Vịnh (Vịnh không có thể lên nhanh được như thế mà không có Chí Vịnh thì cũng không có Vũ Chính (vì Vũ Chính lên được Tổng cục trưởng một phần quan trọng nhờ vào sự dàn dựng vận động bằng tiền, bằng gái và lừa lọc của Chí Vịnh và G7)
4- Tất cả sự tham gia của Vịnh vào các chương trình mua sắm trang bị của Bộ Quốc phòng đều được coi là công của Vịnh nên cơ quan TC 2 cũng nghĩ Vịnh là người có công (mặc dù toàn bộ các công trình này đều không đạt chất lượng và giá lại cao gấp nhiều lần nếu mua chính thức). Đây là một trò lừa đảo mang tính lưu manh chính trị, đồng thời củng cố vững chắc thêm chính sách gia đình của bố con Vũ Chính - Chí Vịnh tại TC 2.
5- Với vai trò vị trí của TC 2, Vịnh có điều kiện tiếp cận và đút túi các cán bộ cao cấp của quân đội và nhà nước.
6- Trong số con ông cháu cha và bạn bè thân hữu của Vịnh được tuyển vào TC 2 là không một ngày làm lính, không được học tập bản chất truyền thống của quân đội, được tuyển vào 93, 94, 95 và 96 này đều đã được đeo quân hàm thiếu tá, trung tá là phổ biến cá biệt có trường hợp là thượng tá. Làm như vậy, Vịnh vừa có công với gia đình họ đồng thời thiết chặt sự chân thành của những người đó với mình. Nếu không thao túng được Cục cán bộ và Tổng cục chính trị thì vẫn không thể giải quyết được.

Từ các vấn đề nêu trên, đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW:
1. Loại khỏi tên trùm lưu manh, tham nhũng, tội phạm Nguyễn Chí Vịnh ra khỏi Đảng Cộng sản và quân đội Việt Nam.
2. Không cho phép tình báo quân đội (TC2) thành lập doanh nghiệp, không được kinh doanh nghiệp thương mại mà chỉ được cắm người vào các tổ chức hoặc các Công ty cần thiết.
3. Đất nước Việt Nam có dân tộc anh hùng, có Đảng vững mạnh, có đủ các ban an ninh, bảo vệ trong quốc phòng cũng như Bộ Nội vụ không cần có TC 2 mà trả về vị trí Cục 2 thuộc Bộ Tổng Tham mưu/Bộ Quốc phòng như giai đoạn trước đây chúng ta đã từng thắng Mỹ.
4. Sau đại hội, chấn chỉnh tổ chức quân đội cho vững mạnh, trước hết là chấn chỉnh TC 2 chọn người hiền tài cho đất nước.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ch%C3%AD_V%E1%BB%8Bnh
 Nguyễn Chí Vịnh (sinh năm 1957) là một chính khách và tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chức vụ hiện tại của ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông từng giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2[1], lãnh đạo công tác tình báo quân đội từ 2002 đến 2010.

Thân thế

Ông sinh ngày 15 tháng 5 năm 1957[2] tại Hà Nội, nguyên quán ở thôn Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông là con trai út của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Nguyên tên Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là Nguyễn Vịnh, vì vậy về sau ông lấy tên khai sinh của mình đặt tên cho con trai út là Nguyễn Chí Vịnh.[3]. Mẹ là bà Nguyễn Thị Cúc.

Sự nghiệp


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét