Việt Gian - Tham Nhũng - Dân Oan (3) Việt Thường

Việt Gian - Tham Nhũng - Dân Oan

Phần III - Đời Sống Thanh Niên Dưới Chế Độ Việt Gian Cộng Sản

Nhà Báo Việt Thường

            Qua các cuộc nói chuyện của nhà văn, nhà báo Trần Hùng Văn tức tác giả Việt Thường trước đây ông viết cho tờ Độc Lập ở Hà Nội lấy bút hiệu Trọng Kính. Trần Hùng Văn bị Cộng sản bắt giam hơn 10 năm, ông cũng đã trải qua những màn bị chúng tra tấn rất dã man trong một thời gian dài. Sau đó ông được chính phủ Anh bảo trợ sang Luân Đôn, từ năm 1993 ông cộng tác với nhiều tờ báo với bút hiệu Trần Thượng Dân hiện ông đang sinh sống tại Anh. Tác giả Việt Thường cũng là một tay chấm tử vi và phong thủy có hạng. Với cương vị là nhà báo dưới chế độ Cộng sản nên tác giả có dịp tiếp xúc với nhiều hạng người trong xã hội Cộng sản. Vì vậy tác giả Việt Thường biết được nhiều chuyện đặc biệt với nhiều chi tiết. Xin quí độc giả theo dõi bài nói chuyện dưới đây của tác giả Việt Thường.

***

Tường Thắng: Tường Thắng xin kính chào thính giả Vietnamexodus, hôm nay Tường Thắng xin được tiếp tục nói chuyện với nhà báo Việt Thường từ London, xin chào ông Việt Thường.

Việt Thường: Xin kính chào ông Tường Thắng, xin chào quí vị độc giả, khán thính giả của Vietnamexodus.

Tường Thắng: Dạ vâng, Hôm qua mình đã nói xong phần thứ hai (dân oan) rồi thưa ông Việt Thường.

Việt Thường: Hôm nay vẫn tiếp nối trong phần thứ hai thôi. Hôm qua chúng ta nói Dân Oan - Thành phần Phụ nữ. Hôm nay chúng ta nói:
Dân Oan - Thành phần Thanh Niên, Thanh nữ.

Chúng ta thấy thanh niên thanh nữ được chia ra hai loại khác nhau:
- Thanh niên trí thức.
- Thanh niên lao động (nông nghiệp và công nghiệp, tiểu thủ công ..v..v..). Tức là thanh niên lao động.

Chúng ta thấy là Việt Gian Cộng Sản kể từ khi thằng Hồ Chí Minh nó còn chưa nắm được quyền thống trị đất nước, thì chúng nó đã có chính sách khai thác triệt để nam nữ thanh niên, kể cả những em còn ở tuổi nhi đồng. Chúng nó tích cực lợi dụng tầng lớp đó. Đối với chúng nó theo những lời dạy thằng Hồ Chí Minh cho các cán bộ đi tuyên truyền, thì nó nói rằng:
- “Trong mỗi người chúng ta, người nào cũng đều có chất nổ của lòng hăng hái, nhưng nó chỉ nổ một lần rồi hết. Cho nên có người nào đó khai thác cho nó nổ thì nó sẽ không còn nổ lần thứ hai. Nhưng ở tuổi bắt đầu nổ là ngay từ tuổi 12-13 là cái tuổi bắt đầu tìm hiểu, tò mò, là con người rất dễ cực đoan, cuồng tín lắm. Chất nổ đó là chất tạo thừa là một sức mạnh vô cùng. Còn càng về già thì sẽ bớt đi thôi. Nếu có dùng nó thì nổ cũng không mạnh bằng vì nó là đồ cũ rồi”.

            Chính vì thế cho nên nó hết sức lợi dụng, từ trước cái gọi là Cách mạng tháng 8 chúng nó đã tung ra các thứ gọi là:- “Câu chuyện anh Kim Đồng, Câu chuyện anh Kim Đồng”, thực sự thì không có như thế. Nhưng chúng nó thổi phòng lên thế để làm cho thành chuyện viết, tác động đến tuổi trẻ trong lứa 12-13 tuổi họ thấy họ sẽ bắt chước. Trẻ con thì dại nên họ lao vào họ làm như các cụ đã nói là:- “nghé không sợ cọp”. Cái tuổi còn trẻ đó không biết sợ là gì vì dại dột, chứ không phải vì anh hùng đâu mà chính vì dại. Cho nên con nghé chẳng là gì ghê gớm, chỉ vì nó ngu không biết cọp là gì. Các cụ thường nói như vậy. Do đó mới nói là “nghé không sợ cọp”. Tụi Cộng sản nó rất lưu manh và lợi dụng. Như trong thời kỳ đánh Pháp nó bịa chuyện “Lê Văn Tám” để khai thác.

            Đối với thành phần nó khai thác: Thì khi nó qua Thái lan nó lợi dụng lôi một đứa trẻ con đi theo để hầu hạ nó là Lý Tự Trọng, mới có 16 tuổi nó phong cho phụ trách về đoàn cách mạng thanh niên Cộng sản, là người đầu tiên nó giao cho phụ trách việc đó. Nhưng thực chất không phải là phụ trách, thực chất là chỉ là làm một anh liên lạc thôi. Thì anh tích cực lắm khi làm chuyện liên lạc, rồi sau này Lý Trọng chết chúng nó thổi lên như một thứ anh hùng. Hay là những thanh niên trong thời kỳ nó xâm lược miền Nam, người chúng nó lợi dụng bịa chuyện để xuyên tạc là Nguyễn Văn Trỗi ..v.v.. lại làm thơ nữa. Khi chúng nó đưa ra chuyện Nguyễn Văn Trỗi, thì thằng Tố Hữu là trưởng ban Tuyên Giáo vội vàng làm bài thơ thổi phòng nhân vật đó lên, giống như ngày xưa Trần Huy Liệu chỉ đạo thổi phồng nhân vật Lê Văn Tám lên. Chúng nó còn không biết Nguyễn Văn Trỗi tên là gì nửa kia mà? Bài thơ đầu tiên thằng Tố Hữu làm còn gọi là Nguyễn Văn Trôi (không có dấu ngã), rồi làm một lô bài hát: anh Nguyễn Văn Trôi ơi! Anh Trôi ơi! Sau lại đổi thành anh Nguyễn Văn Trỗi, rồi anh Trồi (dấu huyền). Sau lại cuối cùng thì đổi lại, rồi cuối dùng tên là anh “Trỗi”. Thì đây cho thấy chúng nó hoàn toàn không biết gì cả. Chúng nó chỉ chuyên bịa thôi. Nó làm như thế để ru ngủ thanh niên, và thanh niên bị rơi vào cái bẫy đó.

Bây giờ chúng ta nói đến:
- Hai thành phần thanh niên trí thức và thanh niên lao động trong tay tụi Việt Gian Cộng Sản họ chịu đựng những oan ức gì?

1- Đối với Việt Gian Cộng sản, từ thằng Việt Gian Hồ Chí Minh là đầu trùm cho đến bây giờ cũng thế thôi. Mỗi một người dân coi như là một bộ phận trong cái tư bản của chúng nó, là tài sản của đảng chúng nó. Nhưng thời kỳ thằng Hồ Chí Minh đã có một tí khác so với bây giờ. Giai đoạn đó thằng Hồ Chí Minh làm một thứ mà không ai để ý đến, đó là nó không có làm cát cứ phong kiến trong thời phong kiến là, chia đất cho các chư hầu. Cho các chư hầu toàn quyền và các chư hầu chỉ có cống phẩm vật đến cho triều đại nhà vua, chính cho hoàng đế thôi. Thì đây, mỗi một thằng ủy viên trung ương thì thằng Hồ nó giao phụ trách một mảng. Thí dụ thằng phụ trách về bộ giao thông vận tải, thằng phụ trách về bộ thương nghiệp, thằng phụ trách về bộ giáo dục, thằng phụ trách về văn hóa thông tin, nông nghiệp ..v.v.. Tất cả mỗi thằng đó làm vua của khoản phân chia đó, toàn quyền quyết định về mọi sự.

Rồi đến mỗi tỉnh cũng vậy. Thằng tỉnh cũng thế, thằng đầu tỉnh thì coi như là vua của địa phương tỉnh đó quản lý. Thằng Hồ Chí Minh cố tình làm như vậy để giữa các tỉnh, các bộ, các ngành là có thể có sự đấu đá với nhau. Đó là chỗ chúng nó cố tình để lại, để có thể cho các anh không vượt qua bàn tay chỉ đạo của nó khi hai bên đấu đá. Thí dụ như là: Khi ở trên bộ trung ương quyết định, nhưng ở dưới tỉnh không chấp nhận, thì cuối cùng phải đưa ra trọng tài sẽ là thằng Hồ Chí Minh. Thành ra như vậy là nó vẫn nắm được các anh, tức là nó vẫn giám sát được các anh. Thành ra đó là phương pháp sử dụng bộ máy nhà nước không thể nào vượt qua bộ mặt thằng Hồ Chí Minh nó làm như vậy. Đó là trong trí thức.

Bây giờ chúng ta hãy nói đến:
- Lực lượng thanh niên trí thức thì phải chịu đựng những gì?

            a) - Thằng Hồ Chí Minh khi nó biết là Bôn-xê-vích hóa toàn đảng Việt Gian Cộng sản của chúng nó, thì trong đảng của nó, (có thể nói là) toàn là lũ lưu manh làng xã, lưu manh thành thị, đó là tụi vô học. Vô học thật sự, chứ không phải là nó cũng có học nhưng ăn ở kiểu cách của tụi vô học đâu. Bọn chúng hoàn toàn không có đi học. Để tránh cho tụi đó không có mặc cảm khi nó là người lãnh đạo, thì thằng Hồ Chí Minh phải đưa ra một chủ trương tức là: Hạ nhục người trí thức. Nó hạ nhục người trí thức ngay từ khi anh đã là trí thức già rồi và còn ở trong bộ máy của nó và kể cả những người trí thức đang được tuyển chọn đào tạo. Thế thì những người trí thức trẻ trong các cơ quan nhà nước thì nó làm những trò như sau:

            - Tất cả những người đó, nó lợi dụng có cuộc chiến tranh xâm lược vào Nam thì nó bắt tất cả, cho dù anh là kỹ sư trưởng, anh là trưởng phòng, anh có chức năng về chuyên môn thì anh giữ chức đó, lương cao cũng có. Nhưng tất cả các anh đều trở thành tự vệ của cơ quan. Và khi anh là tự vệ của cơ quan thì anh chỉ là một thằng lính trơn thôi. Ở trong đơn vị tự vệ đó có những thằng tiểu đội trưởng, đại đội trưởng, trung đội trưởng, trung đoàn trưởng và chỉ huy của cơ quan tự vệ đó, cộng với thằng chính trị viên thì bao giờ cũng là những thằng đảng viên (vô học) cốt cán.

            Tôi lấy thí dụ như: Trong ngành bưu điện truyền thanh, có rất nhiều kỹ sư học từ Nga, Đức, Tàu cộng, Hung gia lợi về ..v..v.. Nhưng khi vào tự vệ thì các anh chỉ là đội viên tự vệ thôi. Thì nó có thành lập ra một tiểu đoàn tự vệ đó. Ông (Tường Thắnh) có thể tưởng tượng là chính trị viên của tiểu đoàn đó là một thằng hoàn toàn vô học, nhưng chỉ vì nó làm cán bộ bảo vệ đảng, làm chính trị viên. Thằng đó xuất thân cốt rễ ở nông thôn, từ trong nông thôn, nó nhờ đấu tố “cải cách ruộng đất” nên nó được gia nhập vào đảng. Sau khi có các vụ chỉnh đốn tổ chức, cải tạo công nghiệp tư bản, tư doanh. Rồi bắt đầu “đấu tranh ôn nghèo nhớ khổ”. Thành lập hệ thống, những lớp kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh, chỉnh huấn Mùa Xuân năm 1960, thì mới bắt đầu có tình trạng văn nghệ sĩ bị đấu đá, rồi sau đó bắt đầu nó lòi ra những chuyện (như tôi đã kể hồi trước) như: Những thơ ghế đá, những ca dao, những chuyện tiếu lâm bắt đầu mọc ra.

            Thì lập tức chúng nó lập ra bộ phận mới để bảo vệ đảng. Mỗi cơ quan đảng ủy đều phải có bộ phận đó. Và nó chọn những thằng đại cốt cán như thế để làm. Chúng ta thử tưởng tượng xem thằng chính trị viên của tiểu đoàn đó mà dưới nó tất cả những kỹ sư. Tôi lấy thí dụ cho dễ hiểu: Có một kỹ sư là kỹ sư Đương, là em ruột của Nguyễn Cơ Thạch, Cựu bộ trưởng ngoại giao cũ của Việt Gian Cộng sản từ Nga về, ông lấy vợ Nga. Thế mà về phải đứng để nghe thằng chính trị viên (lưu manh vô học) nó giảng dạy về lập trường. Và nó đứng ở trên hội trường, nó rít lên, mặt nó thì rỗ, mắt nó thì toét, răng thì nghiến rít lại. Đây không phải là diễu mà đây chính sự thật thằng đó hình dạng nó như vậy. Nó lên nó giảng:
            - “Lê nin đã dạy rằng: Chiếm chính quyền thì dễ, giữ chính quyền mới khó. Có hiểu không ?”

Tất cả tiểu đoàn nghiêm và nói: “đã hiểu ạ, đã hiểu”.

            Nhưng sự thật thì Lê nin đâu có nói như thế! Lê nin nói là:
            - “chiếm chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó hơn”.

            Hồi đó tôi có đến đó. Bây giờ những anh em đó đều nhớ chuyện này cả. Hôm trước gọi điện thoại về trong nước có một anh bây giờ đã về hưu, con anh ấy vẫn tiếp tục làm ở chỗ đó. Tôi nhắc lại chuyện này thì tôi mới nhớ ra là: Có một dịp tôi đến đó để viết bài. Tôi đứng bên ngoài nghe nó nói, thì tôi mới trêu nó. Tôi bảo là:
            - “đừng có mà nói bậy”.
Thì nó định xích cổ tôi lại, nhưng vì nó thấy tôi viết báo nên nó đưa tôi lên văn phòng của đảng ủy. Tay bí thư đảng ủy của ngành bưu điện mới bảo với tôi là:
            -“ Tại sao người ta đang tập tự vệ giảng mà đồng chí lại tới đồng chí nói bậy, nói bạ? phá phách cái gì đấy?”
`           - “Tôi đâu có phá phách gì?, nếu chuyện  này tôi báo cáo lên trên là các anh càng chết đấy chứ. Tại vì các anh đã xuyên tạc câu nói của Lê nin. Nếu nói là chiếm chính quyền dễ thì đưa anh ta đi vào Nam để chiếm đi? Tại sao đánh mãi trong Nam không được thì đưa anh ta vào Nam đánh cho dễ! Đấy là tôi nói để tôi nhắc nhở khéo là anh ta đừng nói bậy.”
           
            Bây giờ thằng bí thư đảng ủy mới biết là nó nói câu này là hố.
Tôi nói:
            - “Nếu bây giờ các anh cho là tôi nói bậy thì chúng ta đưa lên ban tuyên huấn trung ương để kiện là tôi thắng hay các anh thắng?”.
Lúc đó nó mới bỏ câu chuyện đó đi.

Tường Thắng: Mình không ngạc nhiên khi có người nói rằng: “đảng càng về sau này thì càng dốt”.

Việt Thường: Không phải là “đảng càng sau này càng dốt”. Vì có lúc nào chúng nó khôn nó giỏi đâu?. Chỉ có càng ngày chúng càng lưu manh. Nghĩa là càng ngày càng lưu manh kiểu lưu manh thằng chuyên môn đi lừa. Nhiều người lừa được, nhưng cũng có cái bị vỡ mặt, thì chúng nó lại càng tỉnh táo hơn. Còn những thằng cờ bạc, những thằng bịp thì càng lâu năm chúng nó càng có kinh nghiệm bịp thôi. Hay mấy con mẹ tú bà, đời mẹ làm tú bà, đến đời con làm tú bà thì rút được kinh nghiệm của mẹ, rút được kinh nghiệm của thời đại nó sống thì nó vững vàng hơn. Giống như thằng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết ..v..v.. chúng nó cũng có những thằng lưu manh, nhưng tầm vóc thì không bằng thằng Hồ Chí Minh. Nhưng chúng nó có cái lưu manh kiểu khác.

Vậy qua đây tôi xin nói để thấy cái đầu tiên nhất là nỗi oan khuất của người thanh niên trí thức thì ông (Tường Thắng) thử tưởng tượng ra sao?. Dù sao họ cũng có ăn học, lại phải đứng để cho những thằng Ngu đó giáo dục dạy bảo, chúng nó bảo đứng nghiêm không dám cải. Đấy là một sự đau lòng lắm. Bởi vì sau đó có một số anh em họ nói với tôi nên tôi bảo:
- “Các ông cũng tài thật, sao các ông lại đứng im cho thằng mặt rỗ đó nó dạy?”
- “Thế có muốn đi lao động cải tạo không ? Có muốn đi Ba Vì không?”.

Ngày xưa đi Ba Vì là đi đào mộ tương lai của thằng Hồ. Họ hỏi có muốn đi như thế không? hay muốn rời Hà Nội đi về các miền núi? Thì thà cứ đứng yên như thế còn hơn. Không phải ở trên chúng nó không biết. Đấy là tôi nói dọa. Thật ra thì tất cả chúng nó đều biết những chuyện đó cả. Nó không lạ gì chuyện đó. (như là tôi đã viết trong quyển Con Yêu Râu Xanh) Khi thằng đảng viên được gọi ra đứng trước để tuyên thệ:
“kính thưa hai ông rậm râu. Một ông sâu mắt …”

Chúng nó đều biết cả, chúng nó cho những người đó là trung thành chân tín, vì nó biết là chỉ có thằng Ngu như thế thì nó mới trung thành. Bởi vì tưởng tượng xem, nếu để bình thường thì làm sao thằng đó giữ được chức vụ đó được. Cho nên nó có chức vụ đó là nhờ ở quan trên, những loại như thằng Hồ đỡ đầu nó mới làm được. Đương nhiên là được.

Tường Thắng: Thưa ông Việt Thường chuyện ông vừa kể từ cái chuyện tuyên thệ trước mặt hai ông râu đến lúc cái tên chính trị đoàn nó nói Lê nin nói thế này, Lê nin nói thế kia ..v..v.. Nó nói nên cái bản chất vọng ngoại, Việt Gian, tôn thờ một cái gì đó ở bên ngoài? Thưa ông Việt Thường? Đâu có bao nghe chúng nói: Ông Trần Hưng Đạo nói cái này, ông Trần Hưng Đạo nói thế kia? hoặc là ông Hùng Vương nói cái này, cái kia. Toàn là đi tuyên thệ trước mặt hai ông râu? Lại lúc nào cũng tư tưởng Mác-Lê- nin. Ngay cả nó nói nó chống miền Nam là tay sai Mỹ-Ngụy. Cả miền Nam có bao giờ nói là Thomas Jefferson nói cái này, Thomas Jefferson nói cái kia đâu?.

Việt Thường: Không. Mình nói như thế là nó chỉ đúng một nửa thôi. Theo tôi nghĩ, tức là rõ ràng sách báo chúng ta có nói về Trần Hưng Đạo. Thí dụ như là khi nhà Vua kêu gọi là mọi người có ra đánh quân Nguyên không ? Thì dự kiến lời của các cụ thì mình có ghi lại. Nhưng một điều là mình không có máy móc thôi. Còn về Tổ Hùng Vương như thế nào? Lời Hai Bà Trưng như thế nào? Trần Bình Trọng ..v..v.. Vì thế chúng ta mới biết được chứ. Trần Bình Trọng nói:- Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua nước Bắc.” Hay là những câu trong truyện có nói đến khi sứ giả Tàu đến, nó đánh cái trung tiện (đánh rấm) nó kêu là : sấm động Nam Bang. Thì bên ta có ông Trạng Quỳnh mới ra đi tiểu ở đầu mũi thuyền và nói: Vũ qua Bắc Hải. Ý nói là đái vào nước Tàu, đại khái như vậy. Những cái đó mình có thể bỏ qua được. Cái kia là mình trích những câu hay của những người giỏi thật sự để mình giáo dục thế hệ sau mà bắt chước tổ tiên. Còn đây là nó chấp nhận cho cái thằng Cực Ngu nói những câu Cực Ngu rồi nó bắt các anh phải chấp nhận chuyện đó. Anh có học mà phải nghe lời đó nhưng không dám cãi. Đấy là sự giáo dục của nó. Tức là nó thuần hóa, vô lý như thế mà không dám cãi. Tức là một thằng nó nhảy vào lãnh vực của anh trí thức mà nó nói. Thậm chí từ chuyện học chính trị nó bắt đầu đưa ra cái trò mới dính vào trong trò kỹ thuật.

Tôi lấy một thí dụ cũng là ngành bưu điện và kỹ thuật: Khi chúng bắt đầu vào tiếp quản, thì có một số trí thức Việt Nam ở lại trong ngành bưu điện đó. Thì đường giây điện thoại nhiều số, thì ống cáp nhiều số bao giờ cũng bơm một chất ga để cho nó không có bị ẩm mốc, khi nào nó thủng thì nó sẽ báo hiệu cho biết. Có thủng thì sợ nước mưa ngấm vào nó sẽ làm hỏng, làm tắt nghẻn liên lạc thông tin. Thì một thằng ở Khu 5 mà có lần tôi kể là Châu Văn Huy, anh chàng này ngày xưa chỉ là công nhân ở bưu điện Khu 5 thôi. Nó là người Quảng Ngãi. Rồi đến khi trong kháng chiến, nó ngồi buồn không có việc gì làm ở trong bưu điện thì nó ở trong quân giới, nó lấy cái gỗ mít tiện thành cái bộ điện thoại bằng gỗ, nó gởi ra miền Bắc để biếu thằng Hồ Chí Minh. Bây giờ nếu ai về Việt Nam, vào trong “Viện Bảo Tàng Hồ Chí Minh” có thấy bộ máy điện thoại do nó tặng. Chỉ nhờ tặng có cái đó thôi mà sau năm 1954 tập kết ra Bắc, nó được đưa lên làm đội trưởng đội điện thoại tự động 3000 số (máy của tụi Tàu). Thì nó đưa ra sáng kiến là: Để tiết kiệm ngoại tệ, chúng ta không cần phải bơm chất ga vào ống giây cáp đó nữa. Thế là được thổi lên trở thành chiến sĩ thi đua, và được khen ngợi hết lời. Biến thành đảng ủy viên của sở bưu điện Hà Nội.

Nhưng sau một năm, thì bắt đầu những lỗ thủng nước mưa xuống và ngấm vào giây cáp làm mất liên lạc. Cái sợ nhất của tụi Việt Gian Cộng sản là mất liên lạc của Sứ Quán Nga, cho nên tụi Nga thắc mắc, tức là các anh phải đến chửa thì phát hiện ra. Trong đó có những người kỹ sư của Việt Nam cũ mới nói lý do là tại vì ông có sáng kiến là không cần phải bơm khí ga thành ra không biết nó thủng ở chỗ nào. Bây giờ chỉ có cách là phải có ga để bơm vào ngay mới phát hiện, hay là phải thay hết các giây cáp (cable) này đi. Thằng này nghe xong thì tuyên bố là: vậy thì từ nay trở đi ta lại bơm ga trở lại thi ta chửa được đúng ngày đúng giờ cho Sứ Quán Nga sử dụng điện thoại. Thế là tụi Nga thấy tụi này làm trong vòng ba tháng hoàn thành. Nhưng hoàn thành là do anh này lại làm như cũ của người ta, vì anh này vội vàng nhập ga vào thì hoàn thành thôi.

Thế là Nga thưởng cho anh một giấy khen. Lập tức ban Thi đua Trung ương tuyên bố là thằng này được làm anh hùng lao động toàn quốc. Và tôi là người đã được phân công viết về thằng này. Chính vì viết về nó thì tôi mới hiểu rất nhiều chuyện đấy chứ. Thì nó kể cho tôi nghe là nó có biết gì đâu? Từ một bước đó, tưởng tượng là sau khi nó trúng được anh hùng lao động đó thì đề bạc nó lên làm phó giám đốc sở bưu điện thành phố Hà Nội. Rồi từ con đường đó nó là thành ủy đảng viên Việt Gian Cộng sản của Hà Nội. Rồi nó bước thêm bước nữa là đại biểu quốc hội bổ xung. Thấy có sợ không?. Thì ông thấy một bước của nó như thế. Nó làm hai cái đều là tối kiến (không phải sáng kiến) cả. Tức là nó không có cái gì mới cả, mà nó ngồi lên đầu tất cả các nhà kỹ thuật trong đó có những ông đã từng học kỹ sư về điện báo, điện vô tuyến ..v..v.. Học ở Pháp về cũng có. Tất cả đều dưới quyền điều khiển của nó, bảo làm cái gì phải làm cái đó. Tôi lấy một ví dụ cho thấy đối với chúng nó “hồng” là như thế. Thằng này chỉ có một tí dính dáng là nịnh thằng Hồ Chí Minh mà con đường nó bắt đầu đi lên. Cho nên sau này ông thấy tất cả những thằng Ngu nó đều làm như vậy.

Cho nên trong trí thức, nỗi oan khuất của người trí thức tuổi trẻ là gì? Là họ không Ngu thì giả vờ Ngu. Tại vì nếu anh tỏ ra khôn ngoan có sáng kiến thì anh sẽ chết ngay. Nó không cần anh có sáng kiến, nó chỉ cần anh làm theo cái nó bảo. Anh làm đúng như nó bảo mà sai thì nó bảo là sửa sai. Giống như thằng Hồ nói đỡ cho nó một câu là:
-“ đảng ta là một đảng nắm quyền, nhưng đảng ta là một đảng cách mạng.Chúng ta chưa bao giờ nắm chính quyền cả cho nên phải vừa học vừa làm. Sai đâu thì sửa đó để mà tiến bộ. Thế thôi”.
Thấy không? Như vậy là nó đâu có trách nhiệm gì đâu?

Tường Thắng: Sau này bộ trưởng Bộ giáo dục cũng sử dụng câu đó:“ vừa học vừa làm

Việt Thường: Thì đấy, có thể tưởng tượng Bộ Giáo dục mà nó đưa lên một thằng Hồ Trúc, trước từ trong ban bí thư của đoàn thanh niên sang làm thứ trưởng trong ủy viên đảng đoàn. Một thằng học chưa hết cấp II mà lên làm thứ trưởng Bộ Giáo dục thì nó làm cái gì? Còn những người như ông Nguyễn Văn Huyên là để làm cảnh thôi. Có làm gì đâu? Còn Lê Liêm thì ra làm thứ trưởng phụ trách về đảng, nhưng giai đoạn đó đang dính dáng trong vụ xét lại thì cũng coi là nằm ì. Còn tất cả quyền hành ở trong tay thằng Võ Thành Nho, vì nó là em thằng Võ Nguyên Giáp. Thằng này chuyên môn ăn chặn tiền đủ các thứ. Nhiều chuyện bê bối lắm. Sửa học bạ cho con đi nước ngoài ..v..v.. Cho nên hồi đó bọn chúng tôi mới làm ra câu nói về Bộ Giáo dục:
            * - Ngán thay Nho cỗi, Huyên già. (Nho cỗi là cái thằng Võ Thành Nho.)
            * - Phất phơ khóm Trúc la đà cành Lê. (phất phơ là thằng Trúc nó ngồi đó chơi chứ không làm cái gì). La đà cành Lê tức là nói Lê Liêm đang bị thất thế. Để diễn tả toàn bộ ban lãnh đạo bộ giáo dục.
           
Thế nào là một người trí thức mà không được làm chuyện gì hết, phải tỏ ra là chỉ nghe lời đảng thôi, không được biểu hiện sự thông minh của mình bằng hai cái:
           
1- Khi anh còn là sinh viên đi học thì nó không cần yêu cầu điểm học tập của anh về kiến thức. Mà nó cần điểm lao động chân tay. Tức là nếu anh quét trường lớp, làm vệ sinh lớp, lợp mái. Trong những ngày làm vệ sinh công nghiệp, tức là sinh viên phải đi các nhà máy để quét rác, dọn dẹp nhà máy cho sạch sẽ. Nó gọi là “vệ sinh công nghiệp”. Tham gia đường phố, làm dân phòng. Thí dụ như giúp chửa cháy, phòng chửa cháy, tập chửa cháy, cứu hỏa giúp nông dân gặt thu hoạch. Đặc biệt là chào từ cấp dưỡng chào lên, chào từ cửa chào lên. Lúc nào cũng lễ phép với những người đó. Trông thấy là phải cúi đầu chào, chào nhân dân lao động. Nếu làm như vậy thì anh hy vọng sẽ được đỗ học. Cho nên có những chuyện kỳ lạ là, có những tay không làm bài vỡ được, nhưng vẫn đỗ (vẫn đậu) như thường. Bởi vì nó lấy vào cái lý lịch. Tôi đã từng đưa ví dụ đó rồi: Nhân vật Tạ Văn Đề, cháu ruột của Hoàng Quốc Việt. Nó chỉ là thằng giao thông liên lạc trong thời kỳ chiến tranh đánh nhau với Pháp thôi. Nó chẳng có học hành gì cả. Từ bé nó đi liên lạc và lêu bêu. Nhưng từ đó nó được vào đảng viên, bây giờ là cháu Hoàng Quốc Việt nên được đi học trường trung học tổng hợp, là chỗ Nguyễn Thanh Giang học. Nó học cùng thời kỳ của Nguyễn Thanh Giang, rồi nó về học bổ túc công nông, xong nó vào đó học vì nó đâu có biết gì về khoa học thiên nhiên đâu? Nó lại làm hiệu đoàn trưởng của trường và đồng thời nó là bí thư chi bộ của lớp kiêm đảng ủy viên của trường nữa. Suốt ngày nó chỉ làm công việc giao tế thôi. Nó đâu có biết gì đâu. Đến khi đi thi nó để giấy trắng, xong nó vẽ hai con cò ngậm hai bông hoa, phía trên nó vẽ ảnh Hồ Chí Minh. Thế thôi.

Bài thi nó viết như vậy. Bây giờ cái bài vẫn còn. Ông giáo Hoàng Như Mai cho nó điểm 0 (điểm zero, điểm trượt) sau bốn năm học nó bị trược không có bằng. Nhưng nó vẫn được đưa về làm công tác tuyên huấn của đảng ủy ..v..v.. làm cho cơ quan bưu điện hay chi đó. Rồi nó làm đơn kiện trường đại học chổ ông Tạ Công Bửu. Đến bây giờ nó nghĩ như thế nào nên làm đơn kiện. Thế là trường đại học phải kiểm điểm giáo sư Hoàng Như Mai này. Và đồng thời phải gửi bằng tốt nghiệp đến cho nó. Điều đó thấy có lạ không? Còn Hoàng Như Mai thì bị kiểm điểm, phải xin lỗi đấy. Tên mù chữ đâu có học. Nhưng chuyện này nữa mới là điều buồn cười đối với người trí thức, có học như thế thì bị tầng lớp “trí thức kiểu Cộng Sản” điều này tôi chắc là ít người biết đến, họ không chú ý đến, họ quên, kể cả những người đang ở ngoài Bắc hiện nay. Trừ những người già thì biết, chắc chuyện này ông giáo sư Nguyễn Thế Tiến cũng biết, ông có dạy đại học y khoa nên ông biết.

Với sáng kiến của thằng Hồ Chí Minh và Tố Hữu nó mới đẻ ra cái trò mới là “trí thức công nông”, để nó cân bằng đối với trí thức không phải là công nông. Đối với chúng quan niệm thế nào là trí thức? Quan niệm Thằng Hồ Chí Minh, thằng Tố Hữu thì chúng ta biết là trong thực chất nó chỉ cần anh nghe lời nó là được, còn cái gì nó không cần biết. Giống như mày là con chó thì không cần biết là loại chó gì, chỉ cần biết giữ nhà là được rồi. Không cần mày là chó lông xù, màu vàng, màu đen, màu vện, Nhưng để yên lòng cho các anh công nông thì nó tạo cho anh có một cái chức danh (qualify) thì cái qualify nó gọi là “kỹ sư”. Các cơ quan đều có “học tập tại chức” đó là học kinh tế chính trị, học vào hai buổi chiều giờ hành chính và học thêm ngày cuối tuần chủ nhật hay tối thứ bảy của tùy cơ quan tổ chức thêm. Sau hai năm học xong thì các anh tốt nghiệp ra, nó phát cho mỗi anh cái bằng kỹ sư”. Thấy có buồn cười lắm không. Có nhiều thứ kỹ sư, thí dụ như:

- Anh làm Bộ giao thông vận tải thì nó cho anh “kỹ sư kinh tế giao thông vận tải”.
            - Anh làm Bưu điện truyền thanh thì nó cho bằng “kỹ sư kinh tế bưu điện truyền thanh”.
- Anh làm Bộ thương nghiệp thì nó cho “kỹ sư kinh tế thương nghiệp và phân phối”.
            - Anh làm Bộ công nghiệp nặng hay công nghiệp nhẹ thì nó cho anh “kỹ sư kinh tế công nghiệp”.
            - Anh làm Tiểu thủ công nghiệp thì nó cho “kỹ sư tiểu công nghiệp”.
            - Anh làm Tài chánh thì nó cho “kỹ sư tài chánh”.
            - Anh làm bộ phận Kế hoạch nó cho “kỹ sư kinh tế kế hoạch”.
            - Anh làm ngành Thông tin nó cho “kỹ sư kinh tế thông tin”.
thấy có buồn cười không?.

            Thế là kể từ nay mấy thằng cóc cắn đó, thằng nào cũng tự nhận mình là kỹ sư hết. Bây giờ giống như kiểu thằng nào cũng chính trị, giống như thằng Nguyễn Tấn Dũng trước khi đi hội nghị ASIAN mới đây. Để giới thiệu tiểu sử lý lịch của thằng Nguyễn Tấn Dũng cũng có đề là “chính trị cao cấp”. Chính trị cao cấp học trường đảng là học kiểu này đấy. Một là học tập trung.

Tường Thắng: Thì thằng Nguyễn Phú Trọng là “tiến sĩ xây dưng đảng”.

Việt Thường: Thằng nào cũng thế. Tất cả đều là kỹ sư hết. Có điều buồn cười là có một thời kỳ nó gọi là “kỹ sư kinh tế”. Cho nên với tư cách nhà báo tôi đi tất cả các cơ quan đó, tôi đến vào giờ họ được đi học. Vào đến nơi họ thấy tôi lại vào giờ đi học của họ, tôi lại đến nơi đó để làm việc thì họ hỏi:
- “Anh không có được học như thế này à?”
Tôi bảo là :
- “Tôi đâu có đủ tiêu chuẩn để được học.”
Họ thích lắm, và nói:
- “Tôi hỏi anh một câu: Anh có biết thế nào là phủ định của phủ định không ?” (cười thoải mái)
Anh ấy mới học được một chút “chủ nghĩa Mác” trong đấy gọi là (negation/ negation)
- “Anh có biết phủ định của phủ định không!”
- “Làm sao mà tôi biết được! Tôi có được đi học đâu mà tôi biết.”

Họ thích lắm. Và chúng nó nói:
- “Thế này nhé ! phủ định của phủ định tức là hạt lúa thành cây lúa. Cây lúa nó lại ra hạt lúa. Hạt lúa lại thành cây lúa.” (cười dòn)

Chúng nó nói như thế, nhưng chúng nó có hiểu lúc nào là phủ định, lúc nào là phủ định của phủ định nó cũng không biết. Chúng nó như vậy đó. Bây giờ nếu ông tìm lại thì ông sẽ nhìn thấy những thằng cốt cán như thế đều có bằng kỹ sư trong nhà hết cả. Bằng này không phải là bộ giáo dục, hay là đại học chuyện nghiệp trao. Mà bằng này là do “trường Nguyễn Ái Quốc” trao.

Tường Thắng: Chúng nó còn cái bằng Nguyễn Phú Trọng đang có là “tiến sĩ xây dựng đảng”. Thưa ông Việt Thường?

Việt Thường: Ôi thôi! Chúng nó có đủ các thứ bằng như bằng nó nói dóc nữa cơ. Trường Hồ Chí Minh nó nói dóc ..v..v.. Bằng Việt Gian là bằng của trường đảng chúng nó. Thằng nào cũng có bằng Việt Gian. Tiến sĩ Việt Gian, cử nhân Việt Gian, thạc sĩ Việt Gian.

Chúng ta tưởng tượng xem là những người trí thức thanh niên. Trước kia, anh còn có thể nói câu: - Tôi nóí anh không có hiểu. Bây giờ anh nào lại nói câu: Tôi nói anh không hiểu là chết rồi. Tức là coi như anh “Coi thường lãnh đạo”. Bởi vì các lãnh đạo bây giờ cũng là trí thức, đều có bằng kỹ sư cả rồi. Cho nên chỉ có một con đường là chấp nhận.

Vì vậy đối với người thanh niên trí thức, khổ nhục nhất của họ là từ lúc họ còn là học trò, học sinh thì phải cố gắng ngoan ngoãn nghe theo lời của các đoàn ở trường học, làng phố để được kết nạp vào đảng. Từ lúc hãy còn bé phải quàng khăn đỏ, sau đó được lên thì được bỏ khăn quàng để trở thành đoàn viên thanh niên. Anh có làm đoàn viên thanh niên thì anh mới được phép một trong những tiêu chuẩn thi vào đại học. Đến khi thì vào đại học rồi thì cũng đừng có hy vọng là anh có thể có một chỗ ngon lành. Anh còn phải ngoan ngoãn học tập kiến thức tạp vụ”, nghĩa là anh phải ngoan ngoãn như con cừu làm tay chân lao động. Thì anh mới được chấm điểm đó là điểm quan trọng như đi mít tinh và viết báo tường. Nguyễn Thanh Giang khoe viết báo tường làm tập thơ “Quặng Đỏ”. Thơ đó có ra thơ hay không chẳng biết nữa. Ca hát thì coi như anh cũng có thành tích và được đỗ (được đậu). Những thằng được đỗ đó mà lại càng có thành tích ngoan ngoãn như thế thì được cơ quan nghiên cứu. Thí dụ như ủy ban khoa học kỹ thuật, hay là các cơ quan của trung ương. Còn thằng học giỏi thực sự thì họ tống đi vùng núi hay đi nơi khác. Đấy là tình trạng oan ức mà không biết kêu vào ai hết cả? Làm sao kêu nổi được? Do đó có ai kêu được đâu?

Còn về thanh niên văn nghệ sĩ (đó là nói về chuyên môn thanh niên văn nghệ sĩ). Nó đào tạo ở nhà máy, ở các trường học thì chúng nó có báo tường. Gọi là sinh hoạt văn nghệ sĩ. Báo tường là dán vào tường, nhưng sự thật là mình kiếm một tờ giấy to, mình làm bài báo dán vào tờ giấy to, mình cho các bài báo vào và treo lên, hết một tuần mình bóc đi và dán bài mới, vận động là người nào cũng phải viết báo ở cơ quan trường học. Đây là một thứ kiểm tra tư tưởng và là một thứ nhồi sọ theo kểu Cộng sản. Nội dung của báo tường là:

1- Anh tìm những ưu điểm gì, những cái hay ho của đảng, tác động tư tưởng, tình cảm của anh thì viết ra cho tất cả mọi người cùng đọc.
2- Anh có những sai trái gì, anh suy nghĩ gì về đảng, anh cũng tự bộc lộ ra trên báo tường cho mọi người đọc để người ta giúp giải tỏa ý kiến với anh.
3- a Anh biết những người nào làm bậy làm bạ, suy nghĩ láo về đảng, ăn nói láo bậy bạ, mất lập trường thì anh cũng ghi ra đó. Tức là tố giác công khai.
4- Tất cả những ngày kỷ niệm về đảng, thí dụ như: Ngày thành lập đảng, ngày thành lập đoàn, ngày thành lập tổng công đoàn Việt Nam, ngày thành lập Mặt trận tổ quốc, Mặt trận Liên Việt, cách mạng tháng 8, mồng 2 tháng 9, ngày sinh thằng Hồ Chí Minh, rồi những ngày nào đó mà anh nghĩ đến Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẫn ..v..v.. Tất cả những thằng chúng nó gọi là lãnh tụ như Tố Hữu thì anh viết một bài nói về anh, cảm nghĩ của anh đối với những nhân vật gọi là lãnh tụ.

Thì ai cũng biết phần lớn là viết láo chứ làm gì có thật. Nhưng mà láo quá, láo mãi thì nó trở thành thật. Lúc đầu anh viết là anh suy tôn Hồ Chí Minh, suy tôn Trường Chinh. Anh suy tôn hoài, suy tôn hoài, tuần nào anh cũng liên tục viết bài thì lâu ngày cũng nhập tâm tự nhiên không bao giờ quên. Cho đến bây giờ thì thấy là nhiều người hiện tại không dám gọi Hồ Chí Minh là thằng Hồ Chí Minh. Họ sợ lắm, mặc dù thằng Hồ có nợ máu với họ. Nhưng họ đã có thói quen là không dám gọi Hồ Chí Minh là thằng. Người ta vẫn có cái sợ sợ đấy.

Cho nên mọi người không hiểu tại sao tôi gọi chúng nó là Thằng. Đó là điều cho mọi người thấy rằng chúng nó chỉ đáng gọi bằng thằng thôi. Chỉ khi nào chúng ta dám gọi nó bằng thằng thì chúng ta mới dám đứng lên. Còn những anh nào nói bây giờ mình phải nói lễ phép, nhưng nếu tôi nói tới ảnh thì ảnh chửi tới số. Nhưng khi đụng đến thằng Hồ thì anh không dám chửi. Năm Cam thì như báo Người Việt gọi bằng “hắn”. Nhưng Năm Cam nó đã ăn cắp gì của vợ chồng Trần Dạ Từ Nhã Ca đâu?. Anh đâu phải là nạn nhân nó, còn vợ chồng Trần Dạ Từ Nhã Ca bỏ Việt Nam ra đi là do tội thằng Hồ Chí Minh, thì lại không dám gọi thằng Hồ ? Làm sao dám gọi bố chúng nó là thằng Hồ? Đấy là nó tập cho thói quen đi. Nguyễn Thanh Giang vẫn khoe chuyện đó, nên bây giờ không dám nói đến chuyện đó.

Trong những thằng viết như thế nó mới tuyển những thằng kha khá, viết tương đối câu văn gẫy gọn thì mới bắt đầu cho đi học lớp bổ túc về văn hóa văn nghệ viết tại chức. Thì nó mời trong các bộ phận tuyên huấn của cơ quan đó đến để nhà báo, nhà văn đến giảng dạy. Sau đó tuyển chọn cho tụi đó làm công tác viên cho các báo, cho đài. Tức, anh là cơ quan, anh cung cấp bài tin tức về cơ quan của anh, bộ phận của anh là công tác cho báo đài. Thế là nó có một loạt mạng chân rết.

Trong khi làm như thế nếu anh có nhiều tiến bộ, lập trường của anh tốt, lập trường vững vàng, lúc nào cũng bạn /thù ta rõ ràng. Thì nó bắt đầu cho anh đi dự lớp bồi dưỡng. Từ lớp đó, nó mới bắt đầu lựa chọn anh để đưa anh đi trường Nhà Văn Nguyễn Du. Anh mới xây dựng ra đề án viết như thế nào, kế hoạch viết sách của anh thì nó cho anh viết. Khi viết xong thì nó tổ chức cho in ra. Bắt đầu từ đó anh trở thành mầm non cây viết của nó. Chúng ta thấy là huấn luyện từ lúc bắt đầu chưa ra lò, đến lúc vào lò, cho đến lúc ra lò thì toàn là viết ca ngợi đảng, ca ngợi “bác”. Thành ra chúng nó đâu có biết cái gì khác hơn?. Nên bây giờ khi chúng ta đưa ra sự thật thì họ không thể nào chấp nhận được đối với họ. Mình cũng có thể hiểu được là có nhiều người họ chê dở, họ không chấp nhận được bởi vì:
1- Chưa bao giờ được nghe thông tin như là chúng ta cung cấp cho họ.
2- Họ đã thấm vào trong máu, thành thói quen cứ mở mồm ra là nói “bác” nếu nói khác đi thì như là ngượng mồm. Giống như bây giờ ông lái ô tô, ông hay đi lại con đường đó, nhiều khi ngày nghỉ ông không có đến sở. Nhưng tự nhiên nếu sơ ý đi là ông lại lái vào con đường cũ. Đấy! thì bây giờ họ phần lớn cũng như thế.
Thì đấy là những (khuôn hờn) người “trí thức” của chúng nó.

Thanh niên lao động
Còn đến những người thanh niên lao động thì mới sợ. Thanh niên mà còn lao động chân tay thì được đề cao ghê lắm bằng các khấu hiệu “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”.

Tường Thắng:Ghê thật! “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”. Có cho vắt 1000 năm cũng không ra nước (cười ròn).

Việt Thường: Câu “nghiêng đồng đổ nước ra sông” ..v..v.. những câu đề cao Phù Đổng Thiên Vương “như Hùng Phù Đổng”. Nó nịnh người thanh niên làm lao động chân tay. Rồi anh hùng như thế này, anh hùng nọ ..v..v.. đủ các thứ, không còn thiếu thứ gì cả. “vắt sỏi đá làm ra lúa gạo”. Những khẩu hiệu đưa ra nó đề cao ghê lắm. Nhưng thật sự người thanh niên lao động khổ cực tận cùng không thể nói hết được. Nếu như anh ở nông thôn, chỉ cần anh có một tí sức khỏe và cao ở tầm vóc dưới trung bình một tí thôi. Mới còn ở cái tuổi đang vỡ tiếng là 16 tuổi là nó bắt đi lính rồi. Nếu còn ở dưới tuổi đó, khi đi về nông thôn mình thấy có những đứa trẻ con (mình không thể tin được), 13-14 tuổi nhìn thấy nó gầy gò phải vác cái cầy, vác bừa, và con trâu. Mà cầy bừa thì dính xuống tận mặt đất vì nó lùn quá. Thế mà nó cũng làm được rất là hay, nó chịu đựng khắc khổ người cứ quắt queo ra, y như cảnh người nông dân mà Nam Cao mô tả thời trước năm 1945. Đấy là những người thanh niên đó.
            Thanh nữ ở nhà phải gánh vác hết, (như hôm qua tôi nói về phụ nữ rồi) khi nam giới được đi lính. Có nhiều người không biết là số phận người thanh niên đó như thế nào. Nó dụ khị anh cho đến khi anh đi vào Nam rồi. Những người đó mà gọi là “lính việt cộng đánh hăng”, tôi nói là nó được huấn luyện từ trước rồi. Ở ngoài Bắc rất khổ, cho nên chắc ít ai có điều kiện để phỏng vấn họ một cách trung thực. Nhưng chính tôi đã gặp những người đó. Những số người sống sót trở về được phỏng vấn, và có một số bạn quen với tôi họ cũng được đi vào Nam. Khi họ về họ kể cho tôi nghe. Tôi hỏi là:- “Tại sao các cậu có thể chịu đựng như thế? Thích đi lính sao?” .Họ trả lời: “Nếu không đi không được, hơn nữa lúc bấy giờ chỉ còn có một đường là phải đánh thôi. Mình không đánh thì mình cũng chế. Mà chết ngoài chiến trường như thế thì cũng sướng, tại vì đở khổ. Vì quay trở về thì cũng cày bừa đói khổ. Đi đánh xong, nếu thắng thì còn có cái ăn. Nếu không thắng chết đi cũng nhẹ nhàng, đở phải khổ. Mình không dám tự tử, nếu được ai bắn cho mình chết thì cũng chết”. Đấy là chuyện như vậy

Kết hợp với chuyện khi Mỹ ném bom ra Hà Nội, thì không phải một người, mà nhiều người lắm. Có người xuống hầm trốn, có người không xuống hầm trốn, Khi bảo tại sao không xuống hầm thì họ trả lời: - “Ối giời! xuống cũng thế thôi. Sống như chết khổ như con chó như thế này thì cần gì phải tránh nữa. Chỉ mong thằng Mỹ ném bom xuống đây cho chết hết cả là xong chuyện”. Ông thấy không? Đó là tư tưỏng của họ. Cho nên tất cả đều bị bàn tay của tụi Việt Gian Cộng sản nó đào tạo trở thành điên hết. Có hai dạng điên: - Điên theo sách gọi là điên lầm lì. Cho nên họ đi vào cõi chết đối với họ là bình thường.

Chưa nói đến phương pháp của nó nữa. Trước khi ra trận để xung phong hay làm chuyện gì, thì nó cho uống thuốc kích thích rồi mới làm lễ xuất quân, rồi động viên đủ các thứ ..v..v.. rồi mới cho gái thanh niên xung phong lên tặng khăn mùi xoa để động viên các anh. Các anh bây giờ kênh kiệu như kiểu gà trống đứng trước gà mái, các anh bắt đầu xù lông lên tưởng mình là anh hùng. Rồi đến khi nó dùng biện pháp vì nó đâu có tin anh, nó dùng biện pháp anh nào ngồi trong xe tăng, xe pháo của nó thì nó xích chân hết lại, không thể chạy được. Anh chỉ có một con đường là phải đánh, phải bắn thôi.

Hay là như máy bay của nó. Máy bay người ta bán cho nó ngay từ Nga có cái dù để nhỡ có chuyện gì thì nhảy ra ngoài để cứu được phi công. Chúng nó thì cho người chết theo máy. Bởi vì nó sợ để cho có dù như thế, nếu có chuyện gì thì nó nhảy dù ra bỏ mặc kệ máy bay. Cho nên đối với những tên lái máy bay của thằng Cộng sản, thì chỉ trừ lúc tập luyện là có dù, nhưng lúc đi ra chiến đấu thì không có dù. Tại sao? Nếu lỡ khi máy bay bị đánh bị thương, nó tức mình nó đâm vào máy bay của Mỹ là vì vậy. Vì đằng nào nó cũng chết, nó không nhảy ra được.

Đó là những điều để thấy rằng: Thành phần thanh niên dù làm bất kể cái gì thân phận cũng là nô lệ. Mỗi người có đau khổ cách khác. Anh trí thức lúc nào cũng tủi nhục là: Mình thành phần tuy gọi là trí thức, nhưng là thành phần bị đối xử bạc bẽo nhất trong chế độ, Bởi vì người ta coi trí thức là lao động, coi trí thức là không có lập trường rõ ràng. Giống như thằng Mao Trạch Đông và thằng Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trí thức thì không bằng một cục phân.”
Hôm nay tôi xin phép nói đến đây. Lần sau tôi sẽ nói tiếp về “Thanh niên làm trong công tác văn nghệ. Đặc biệt là văn nghệ thể thao.”

Tường Thắng:Dạ vâng! Cám ơn ông Việt Thường rất nhiều.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét